NFT LÀ GÌ? Ưu nhược điểm, cách thức hoạt động của Non-fungible Token. Có nên đầu tư vào NFT không? qua bài viết này nhé.
NFT là gì?
NFT là viết tắt của Non-Fungible Token, nghĩa là các Token có tính độc nhất và không thể thay thế. Mỗi NFT có thể hoạt động như là “bằng chứng xác thực” và “quyền sở hữu” trong các lĩnh vực liên quan đến kỹ thuật số. Tính ưu việt này có được là nhờ ứng dụng công nghệ Blockchain, trong đó mỗi đơn vị dữ liệu mã hóa được lưu trữ trên Blockchain giúp đại diện cho một tài sản nhất định. Những tài sản này có thể là “tài sản ảo” nhưng đồng thời cũng có thể là “phiên bản mã hóa” của một tài sản nào đó trong thế giới thực.
NFT token có 2 loại:
- Fungible Token: Fungible Token là hàng hóa kỹ thuật số (digital good) được sử dụng để giao dịch, trao đổi lấy hàng hóa kỹ thuật số khác có giá trị tương đương, giống như cách mà chúng ta trao đổi các loại tiền pháp định (Fiat money). Ví dụ điển hình nhất về Fungible Token phải kể đến Bitcoin. Đặc điểm chính của giao dịch này là các tài sản có cùng giá trị.
- Non-fungible Token (NFT): Non-fungible Token hay viết tắt là NFT là tài sản kỹ thuật số hoặc chứng thư số (digital certificate) đại diện cho quyền sở hữu các loại hàng hóa điện tử hoặc tài sản (bao gồm cả vô hình và hữu hình). Ngoài ra NFT không thể phá hủy hoặc sao chép.
Không giống các loại tiền điện tử thông thường, NFT không thể thay thế và không thể trao đổi trực tiếp với nhau. Điều này là bởi vì NFT xác định tính định danh độc nhất cho tài sản.
Phần lớn token NFT được tạo ra dựa trên một trong 2 chuẩn token Ethereum (là ERC-721 và ERC-1155). Các Blueprint do Ethereum tạo ra cho phép các nhà phát triển phần mềm dễ dàng triển khai NFT và đảm bảo tương thích với hệ sinh thái rộng hơn, bao gồm cả sàn giao dịch và các dịch vụ ví điện tử như MetaMask và MyEtherWallet. Eos, Neo và Tron cũng đã phát hành token NFT riêng để khuyến khích các nhà phát triển tạo và lưu trữ NFT trên mạng blockchain của mình.
NFT LÀ GÌ? Đặc điểm của NFT là gì?
NFT LÀ GÌ? Việc phát minh ra NFT đã và đang được một số nhà đầu tư cho rằng sẽ tạo nhiều cơ hội cho thị trường mua bán các tài sản số có giá trị nhờ những đặc trưng rất riêng của NFT dựa trên công nghệ Blockchain. Cụ thể, NFT có 3 tính chất nổi bật sau:
- Tính độc nhất: Mỗi NFT là độc nhất và hoàn toàn có thể phân biệt so với các NFT khác dù có bị sao y hệt.
- Tính vĩnh cửu: Các NFT có thể tồn tại vĩnh viễn cùng với các thông tin liên quan đến NFT đó như thời điểm phát hành, hình ảnh, âm thanh của NFT, …
- Có thể được lập trình: Hiểu đơn giản NFT là dòng code trên nền tảng Blockchain. Do đó, chúng ta luôn luôn có thể xác minh được tác giả cũng như thông tin của NFT.
- Tính sở hữu: Những người sở hữu NFT có thể toàn quyền quyết định sở hữu và sử dụng NFT đó.
Ưu nhược điểm của NFT là gì?
Ưu điểm:
- Tính xác thực: NFT xác định tính định danh độc nhất cho tài sản, không thể phá hủy hoặc sao chép. Do đó các nhà đầu tư có thể yên tâm NFT không thể bị làm nhái hay phá hủy.
- Dễ dàng chuyển nhượng: Vì NFT thường được sử dụng bởi các ứng dụng phi tập trung nên có thể dễ dàng chuyển nhượng trong các thị trường đặc biệt mà không cần sự tham gia của các cơ quan phát hành hoặc các bên thứ 3.
- Duy trì quyền sở hữu: Công nghệ Blockchain đảm bảo duy trì các quyền sở hữu. Điều này có nghĩa là các NFT chỉ được chuyển giao hoặc giao dịch bởi chủ sở hữu và ngay cả nhà phát hành NFT cũng không thể thay đổi dữ liệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu.
- Hiếm: Sự khan hiếm chính là yếu tố mang lại giá trị thực cho NFT. Các nhà phát triển thường giới hạn số lượng token và chính điều này khiến NFT trở thành tài sản hiếm và đáng mơ ước.
Nhược điểm:
Nhược điểm và cũng là thách thức lớn nhất của NFT là khó có thể xử lý hệ thống phi tập trung (decentralized system) và có thể mất rất nhiều thời gian. Trong khi đó khái niệm blockchain đòi hỏi sự đơn giản hóa hoàn toàn. Kèm theo đó là các rủi ro thị trường sụp đổ.
Cách thức hoạt động của Non-fungible Token là gì?
NFT LÀ GÌ? NFT là token đại diện cho một tài sản duy nhất được quản lý trên blockchain. Do đó blockchain hoạt động như sổ cái phi tập trung, theo dõi quyền sở hữu và lịch sử giao dịch NFT.
Quá trình tạo NFT có thể được thực hiện thông qua các hợp đồng dựa trên blockchain. Ethereum là một trong những EOS, NEO đầu tiên được sử dụng rộng rãi và hiện cũng đã phát hành NFT trên nền tảng.
Ứng dụng của NFT trong cuộc sống?
Nhờ những tính chất đặc biệt trên mà NFT đã và đang được ứng dụng rất đa dạng vào nhiều lĩnh vực như tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số, đồ sưu tầm, vật phẩm trong trò chơi, NFT thể thao,….
- Nghệ thuật: Với NFT, các tác phẩm nghệ thuật có thể được chuyển thành tệp tài sản số và gắn với Token trên nền tảng Blockchain, giúp cho hoạt động mua bán các tác phẩm này có thể diễn ra một cách dễ dàng, tin cậy. Điều này đang tạo một cuộc cách mạng trong ngành nghệ thuật vì nó giúp ích các nghệ sĩ bảo vệ bản quyền cho các tác phẩm của mình, điều mà trước giờ vẫn luôn gây tranh cãi trong thế giới thực.
- Gaming: NFT được ứng dụng giúp người chơi có thể thực sự sở hữu các vật phẩm, nhân vật trong game, đồng thời trao đổi mua bán với ít rủi ro hơn. Đối với các trò chơi truyền thống, nhà phát hành cung cấp và bán các vật phẩm trong game. Để sở hữu các vật phẩm, người chơi cần nạp tiền vào để mua chúng nhưng quyền sở hữu thực tế là của nhà phát hành (vật phẩm ảo). Đối với các game trên Blockchain có ứng dụng NFT, vật phẩm của người chơi được gắn với một mã dữ liệu, có thể dễ dàng trao đổi cho bất cứ ai để thu tiền.
- Số hóa tài sản thật: Trong tương lai, NFT được kỳ vọng có thể ứng dụng rộng rãi vào tất cả các lĩnh vực đời sống, mã hóa tất cả tài sản, quyền sở hữu trí tuệ, …. Các tài sản như đất đai có thể được đưa lên Blockchain, mã hóa quyền sở hữu dưới dạng NFT, giúp giải quyết vấn đề số đỏ giả trong bất động sản. Các vé tham gia sự kiện có thể được mã hóa để không bị làm giả. Các tài sản khác có giá trị cao cũng có thể được Token hóa để làm bằng chứng quyền sở hữu, …
- Phát triển nội dung số: Với sự bùng nổ của các nội dung số hóa như hiện nay, NFT có thể được ứng dụng để giúp mã hóa cho các sản phẩm như âm nhạc, các icons và memes, … Từ đó nâng cao được giá trị của các tài sản số này thông qua việc xác thực quyền sở hữu. Một ví dụ điển hình cho ứng dụng này đó là Tweet đầu tiên của người sáng lập Twitter đã được bán với giá 2.5 triệu đô.
NFT LÀ GÌ? Có nên đầu tư vào NFT không?
Cũng giống các loại tài sản kỹ thuật số khác, cung và cầu là các yếu tố quan trọng tác động đến giá NFT. Do tính chất khan hiếm cũng như nhu cầu và sự quan tâm của các nhà đầu tư với NFT chưa bao giờ cao đến thế. Tuy nhiên cùng với đó, một số chuyên gia cũng cảnh báo các rủi ro khi đầu tư vào NFT.
- Định giá: Đầu tư vào NFT cũng như các tiền điện tử khác luôn kèm theo các rủi ro. Không giống như thẻ giao dịch mã hóa tài sản Blockchain hay các tài sản thực khác, thị trường NFT đang trong giai đoạn phát triển nên không có gì đảm bảo rằng giá trị của nó sẽ tăng.
- Lưu trữ: NFT được xác thực bằng công nghệ blockchain, có chữ ký số của chủ sở hữu. Các giao dịch NFT được tạo và lưu trữ thông qua các khu chợ ảo như OpenSea hoặc Rarible. Trường hợp xấu nếu những nền tảng này đóng cửa, không có gì để đảm nhà đầu tư có quyền truy cập tác phẩm của mình.
- Hiệu ứng Hot Potato: Hiệu ứng “Hot Potato” trong các game NFT có thể hiểu là người chơi mua tài sản nào để và bán để kiếm lời. Tuy nhiên nếu thị trường sụp đổ đồng nghĩa với việc họ sẽ mất một khoản tiền lớn.
Qua tìm hiểu về NFT là gì và có nên đầu tư NFT không, chúng ta có thể thấy được tiềm năng rất lớn của các dự án NFT. Đồng thời, đi kèm với đó cũng là những thách thức không nhỏ về mặt công nghệ cũng như các rủi ro về mặt hệ thống. OsimiSoft chúc bạn đọc sẽ có sự tìm hiểu kỹ lưỡng và chiến lược đầu tư thông minh để nắm bắt được cơ hội này!
Disclaimer: Bài viết chỉ nhằm phục vụ mục đích cung cấp thông tin và không được coi là lời khuyên đầu tư. Đầu tư Crypto là một loại hình đầu tư rất mạo hiểm và bạn chỉ nên tham gia với số vốn có thể mất.
>> Xem thêm: NFT COIN LÀ GÌ?