Đường MA là gì? Những điều cần biết về đường trung bình động

Đường trung bình động MA là gì

Đường MA hay còn gọi là đường trung bình động, là công cụ phân tích kỹ thuật cơ bản trong trade coin mà bất cứ trader nào cũng phải nắm vững. Vậy đường MA là gì? Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này. 

Đường MA (đường trung bình động) là gì?

Đường MA (moving average) hay đường trung bình động là một công cụ phân tích kỹ thuật phổ biến nhất dùng để kiểm tra biến động giá.

Giống như các chỉ báo kỹ thuật, đường trung bình động giúp cho các nhà giao dịch dự báo giá trong tương lai. Nó phổ biến với các nhà giao dịch vì nó có thể giúp xác định hướng của xu hướng hiện tại. Đồng thời làm giảm tác động của các đợt tăng giá ngẫu nhiên.

Tính toán MA đòi hỏi một lượng dữ liệu. Dữ liệu lớn hay nhỏ tùy thuộc vào độ dài của đường MA. Ví dụ 10 ngày thì cần dữ liệu 10 ngày. Một năm thì cần dữ liệu của 365 ngày.

Mặc dù đường trung bình động MA là một kỹ thuật giao dịch được sử dụng phổ biến. Nhưng chúng cũng tạo cơ sở cho các chỉ báo kỹ thuật phổ biến khác, bao gồm Dải bollinger và MACD,…

Đường MA là gì

Phân loại đường MA

Có hai đường trung bình động MA phổ biến nhất là:

  • Đường trung bình động đơn giản (SMA).
  • Đường trung bình động theo cấp số nhân (EMA).

Đường trung bình động MA đơn giản (SMA)

Đây là đường MA đơn giản và cơ bản nhất, chỉ là lấy dữ liệu từ một khoảng thời gian và tính trung bình của một tập hợp giá trong khoảng thời gian đó. Khi mỗi ngày kết thúc điểm dữ liệu cũ nhất sẽ bị xóa bỏ và điểm dữ liệu được thêm vào đầu.

Cụ thể công thứ tính như sau:Tổng giá đóng cửa trong N thời gian / N.

Ví dụ: SMA(3) với giá đóng cửa được tính 3, 4, 5 thì SMA(3) = (3+4+5)/3 = 4.

Đường trung bình động MA hàm mũ (EMA)

EMA dựa trên biến động giá trong quá khứ. Với EMA các điểm dữ liệu cũ không bao giờ rời khỏi mức trung bình. Các điểm dữ liệu cũ giữ lại một số nhân (mặc dù giảm xuống gần như không có gì) ngay cả khi chúng nằm ngoài độ dài chuỗi dữ liệu đã chọn.

So với SMA, thì EMA có Tốc độ phản ứng nhanh hơn về thay đổi giá (hay dự báo giá đảo chiều) và có phương trình tính toán phức tạp hơn.

Tuy nhiên, các bạn không cần phải nhớ công thức này vì đã có phần mềm tính toán giúp bạn. 

Ưu điểm và nhược điểm của SMA và EMA

Đường SMA

Ưu điểm:

  • Tốc độ phản ứng của đường SMA chậm nên nó loại bỏ được độ nhiễu của biến động ngắn hạn.
  • SMA thường được ưa chuộng bởi nhà phân tích sử dụng các khung thời gian dài như khung biểu đồ ngày hoặc biểu đồ tuần (dài hạn).

Nhược điểm:

  • Điểm yếu của SMA là phản ứng chậm hơn với những thay đổi giá nhanh thường xảy ra tại các điểm đảo chiều (revasal) thị trường.
  • Có thể không phản ánh chính xác các xu hướng gần đây nhất.

Đường SMA là gì

Đường EMA

Ưu điểm:

  • Tốc độ phản ứng nhanh hơn về thay đổi giá so với SMA bằng cách cân đôi việc thay đổi giá.
  • Xu hướng tín hiệu của EMA nhanh hơn SMA nên điều này có lợi cho nhà giao dịch tại các điểm swing high và swing low.
  • EMA thường được sử dụng bởi các nhà giao dịch đang giao dịch trên các khung thời gian ngắn như biểu đồ phút, biểu đồ giờ (ngắn hạn).

Nhược điểm:

  • Tốc độ và độ nhạy EMA cũng là nhược điểm của nó luôn. Vì có độ nhạy cao nên dễ đưa ra tín hiệu sai khi thị trường biến động mạnh.

Đường EMA là gì

Mục đích sử dụng đường MA là gì?

Mục đích chính thường được sử dụng cho việc xác định hướng của xu hướng thị trường. Xác định hỗ trợ và kháng cự. Đường trung bình thường hoạt động như một mức kháng cự khi giá giao dịch dưới đường MA và nó đóng vai trò là mức hỗ trợ khi giá đang giao dịch trên MA.

Một lợi ích khác của đường trung bình là nó là một chỉ báo có thể tùy chỉnh. Có nghĩa là nhà giao dịch có thể chọn khung thời gian phù hợp với mục tiêu giao dịch.

Việc chọn lựa số giai đoạn cho một đường trung bình động MA cũng rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng đến tính hiệu quả khi sử dụng. Người ta hay sử dụng các giai đoạn sau:

  • Ngắn hạn (đường MA trong 5-25 ngày)
  • Trung hạn (đường MA trong 26-100 ngày)
  • Dài hạn (đường MA trong 100-200 ngày)

Với từng mục đích cụ thể đường trung bình động được áp dụng như sau:

  • Xác định xu hướng

Khi giá đang có xu hướng tăng thì đường MA cũng có xu hướng tăng cao để biểu thị rằng giá đang tăng lên. Đến đây chính là cơ hội giao dịch dành cho trader. Nghĩa là có thể mở vị thế mua.

Để làm việc này, bạn chỉ cần mở 1 đường MA lên biểu đồ, khi giá nằm trên MA thì đó là dấu hiệu xu hướng tăng và ngược lại. Tuy nhiên vẫn có những cú lừa mà phải trả qua nhiều bạn mới có kinh nghiệm.

Các định xu hướng

  • Xác định hỗ trợ và kháng cự

Đường MA được sử dụng để xác định các mức hỗ trợ và kháng cự sau khi một nhà giao dịch đã đặt giao dịch.

Có rất nhiều nhà giao dịch ngoại hối xem các đường trung bình động này là hỗ trợ hoặc kháng cự chính. Những người giao dịch này sẽ mua khi giá giảm và kiểm tra đường trung bình hoặc bán nếu giá tăng và chạm vào đường MA.

Mô tả bên dưới: Biểu đồ EURUSD tại khung 15 phút và EMA 50 đóng vai trò là mức support:

  • Xác định điểm vào lệnh bởi đường MA giao nhau

Mỗi đường trung bình động MA có giá trị khác nhau tại mỗi thời điểm. Trong một xu hướng tăng giá, một đường MA dài hạn từ dưới đi lên cắt một điểm với MA ngắn hạn. Ngược lại với xu hướng giảm nhé.

Hi vọng bài viết này bạn sẽ có thêm kiến thức về đường MA để phân tích kỹ thuật chính xác và hiệu quả nhất. 

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. 

>> Xem thêm:Vai trò của lý thuyết Dow trong phân tích kỹ thuật trade

Đánh giá bài viết