Nếu bạn là trader có kinh nghiệm thì chắc chắn các thuật ngữ Trap, bull trap hay bull trap trading sẽ rất quen thuộc.Tuy nhiên, với những trader mới, thì Bull Trap còn khá mới mẻ. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về thuật ngữ này, bài viết hôm nay, Tincoinviet.net xin chia sẻ những thông tin chi tiết nhất về Bull Trap.
Bull trap là gì?
Bull trap mang nghĩa là “bẫy tăng giá”, cụm từ được dùng rất nhiều trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán, trading, forex,… Có nghĩa là một “tín hiệu giả” xuất hiện khi thị trường khi cổ phiếu đi xuống (down trend).
Bull Trap xuất hiện khi các trader nghĩ rằng cổ phiếu sẽ đảo chiều và phục hồi sau giảm giá, bắt đầu một chu kỳ tăng giá mới, nghĩ rằng cổ phiếu sẽ lên, các trader sẽ nhảy vào đớp mồi. Nhưng sự thật thì ngược lại, phiên đỏ lửa xuất hiện và trader sẽ tiếp tục cắt tiết và thua lỗ.
“Tưởng tăng nhưng lại giảm – tưởng thơm nhưng lại chua”, đó gọi là Bull Trap hay bẫy tăng giá.
Bẫy Bull Trap thể hiện ưu thế của bên bán, kiểm soát hành động giá, nên giá sẽ tiếp tục giảm sâu. Bull Trap là cái bẫy tăng giá cực nguy hiểm với các trader, với các nhà đầu tư, đầu cơ.
Tóm lại thuật ngữ bẫy giá tăng hoặc bẫy tăng giá gọi là bull trap.
Tìm hiểu về bull trap trading?
Bull trap – trading là hành động của các trader về bẫy tăng giá bull trap. Thường có 2 trường hợp:
Đầu tiên, hãy tưởng tượng về một bức tường, biên giới là vùng kháng cự. Đây là điểm thường xuyên xuất hiện bull trap (bẫy tăng giá) nhất.
Khi giá vượt lên trên biên kháng cự, sẽ tạo ra cảm giác sẽ có một đợt phá vỡ biên giới vùng kháng này, nếu vậy, xu hướng giá tăng sẽ tiếp tục tăng lên, làm các trader mua vào. Tuy nhiên, giá vẫn chưa đủ lực để xuyên qua phá vỡ vùng kháng cự như tưởng tượng mà ngược lại, giá lại giảm trở lại xuống dưới vùng kháng cự, làm cho những trader đã mua vào bị rơi vào trạng thái thua lỗ.
Ngoài ra, bull trap còn xuất hiện tại giao điểm giữa giá và đường xu hướng giảm, giá cắt lên đường xu hướng giảm, tạo cảm giác phá vỡ đường xu hướng và đảo chiều “từ giảm sang tăng”. Nhưng sau đó lại giảm xuống dưới đường xu hướng, khiến các trader mua vào khi giá phá vỡ đường xu hướng giảm bị mắc kẹt trong bẫy giá tăng – bull trap.
Trader cần chú ý điều gì?
Bẫy giá tăng bull trap rất nguy hiểm, vì nếu trader ít hay thiếu kinh nghiệm, họ sẽ dễ bị dính phải bẫy giá tăng và lỗ sấp mặt luôn. Sau khi bẫy giá tăng diễn ra, giá có thể đảo chiều theo hướng giảm nhanh chóng.
Vì vậy các trader cần lưu ý:
-
- Phải hiểu rõ nguyên tắc chơi, nắm rõ kiến thức và biết sử dụng các công cụ trading hỗ trợ.
- Trong trường hợp trader chưa kịp đặt lệnh cắt lỗ, trader có thể bị thua lỗ nhanh chóng, vì vậy phải nắm được khi nào cần phải đặt lệnh cắt lỗ.
Một số cách phòng bull trap bẫy giá tăng
- Kiểm tra khối lượng giao dịch.
- Đặt dừng lỗ ngay khi vào lệnh mua một cách chặt chẽ (để đảo ngược giá thì cần 1 khối lượng giao dịch lớn để vượt tường), vì thế, nếu như bạn thấy giá đột ngột tăng hay giảm nhưng volume giao dịch không có sự thay đổi thì khả năng cao đây là 1 các bẫy bull trap được giăng ra.
- Cẩn thận và thận trọng khi theo dõi các tín hiệu khối lượng giao dịch.
- Mô hình nến phá lên vùng kháng cự phải là mô hình nến mạnh, chờ nến tiếp diễn sau khi phá vùng kháng cự để đảm bảo không xảy ra bẫy giá tăng.
- Tin tức là một trong những yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ nhất tới giá trị của tiền ảo, cổ phiếu, dù có là tin tốt hay tin xấu cũng sẽ có tác động đối với thị trường (FUD hay FOMO).
Ví dụ cách phòng ngừa bẫy giá tăng
- Tại điểm 1: giá phá vỡ kháng cự + mô hình nến xấu + khối lượng giao dịch giảm => không nên giao dịch vì có thể mắc bẫy giá tăng.
- Tại điểm 2: giá phá vỡ kháng cự bằng 1 mô hình nến mạnh (bullish marubozu) + khối lượng giao dịch tăng mạnh => ít có khả năng bẫy giá tăng.
- Tại điểm 3: giá phá vỡ kháng cự bằng mô hình nến mạnh và khối lượng giao dịch tăng. Sau đó còn có 1 nến tăng tiếp, tạo xác nhận cho đà tăng => ít có khả năng bẫy giá tăng.
Hi vọng bài viết này sẽ giúp các trader mới có thêm kinh nghiệm để tránh được các bẫy tăng giá, cũng như vạch ra được một kế hoạch trade hiệu quả và an toàn.
Chúc bạn thành công.
>> Xem thêm: Funding Rate là gì? So sánh Funding Rate trên các sàn giao dịch